Thu, 25/04/2024
Tìm kiếm
Hotline
Cấp cứu: 0866.853.585 - 0966.131.212
Tin Mới

Thư viện ảnh
Thống kê truy cập
02275
Hôm nay: 0003
Hôm qua: 0447
Trong tuần: 1650
Trong tháng: 20868
Tất cả: 40521
Trang chủ >> Tư vấn sức khỏe >> Những điều mẹ cần biết về vàng da ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh thường xuất hiện dấu hiệu vàng da từ ngày thứ hai hoặc thứ ba sau sinh. Vàng da rõ nhất ở trên mặt của bé sau đó là mắt, ngực, bụng, cánh tay và chân. Đây là một tình trạng phổ biến, đặc biệt là ở trẻ đẻ non.

Vàng da ở trẻ sơ sinh là gì?

Vàng da là một tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh

Ở trẻ sơ sinh có thể bị vàng da sinh lý hoặc vàng da bệnh lý. Vàng da sinh lý thường sẽ biến mất sau một thời gian ngắn. Trong khi đó, nếu bị vàng da bệnh lý sẽ rất nguy hiểm do trẻ có thể bị hôn mê, co giật, vì vậy các bậc cha mẹ cần biết cách phát hiện vàng da ở trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân thường do gan của bé chưa đủ trưởng thành để loại bỏ bilirubin trong máu – một sắc tố màu vàng của các chất thải ra khi hồng cầu bị phá hủy. Khi còn trong bụng mẹ thì gan của người mẹ đảm nhiệm quá trình này, nhưng sau khi sinh cơ thể bé phải tự gánh vác trong khi cơ thể trẻ sơ sinh lại sản xuất một lượng lớn các tế bào máu và được thoái hóa tương đối nhanh. Hiện tượng này được gọi là vàng da sinh lý.

Ngoài ra vàng da còn do một vài tác nhân bệnh lý gây ra, khi đó bé sẽ cần sự chẩn đoán của bác sĩ cùng với các xét nghiệm sinh hóa để điều trị tận gốc nguyên nhân gây ra bệnh.

Một số nguyên nhân gây vàng da sơ sinh bệnh lý như: bất đồng nhóm máu mẹ con (ABO, Rh), bệnh lý tan máu ( thiếu men G6PD, hồng cầu hình liềm, nhiễm trùng), xuất huyết dưới da, chậm đi phân su, nhiễm virus bào thai, bệnh lý gan mật bẩm sinh (teo đường mật, giãn đường mật).

Vàng da nặng nếu không được chữa trị có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như vàng da nhân khi bilirubin độc hại đi vào não.

Dấu hiệu vàng da nguy hiểm ở trẻ sơ sinh

  • Da của bé ngày càng vàng hơn.
  • Lòng trắng của mắt bé trông vàng hơn.
  • Em bé có vẻ lơ đãng, khó đánh thức.
  • Em bé có bất kỳ dấu hiệu bất thường khác khiến mẹ lo lắng.
  • Vàng da kéo dài hơn ba tuần.

Phòng ngừa vàng da ở trẻ sơ sinh

  • Chăm sóc sức khỏe tốt khi mang thai, khám thai đầy đủ theo lịch hẹn để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý trong thai kỳ. Nhờ đó tránh được sinh non, sinh nhẹ cân, quá cân, nhiễm trùng từ mẹ sang con.
  • Cho trẻ bú sữa non ngay sau sinh và giữ ấm trẻ để giúp trẻ không bị hạn thân nhiệt, hạ đường huyết và đi phân su sớm ngay sau sinh.
  • Phòng trẻ phải có đủ ánh sáng để có thể dễ dàng theo dõi màu sắc da của trẻ.

Hiện tượng vàng da rất dễ nhận biết bằng mắt thường ở nơi có đủ ánh sáng. Vì vậy, hàng ngày các bà mẹ cần quan sát màu da toàn thân của trẻ ở nơi sáng. Trong trường hợp khó nhận biết (da trẻ đỏ hồng hoặc đen), nên ấn nhẹ ngón tay cái lên da trẻ trong vài giây, sau đó buông ra, nếu trẻ bị vàng da nơi ấn ngón tay sẽ có màu vàng rõ rệt. Khi trẻ có biểu hiện nghi là vàng da, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra.

 

Trang điện tử thuộc bản quyền của Bệnh viện đa khoa huyện Yên Định
Bệnh viện đa khoa huyện Yên Định
 
Địa chỉ: Thôn Tân Ngữ, xã Định Long, huyện Yên Định, tỉnh Thanh  Hóa
Trưởng ban biên tập: BS CKII. Phạm Văn Bằng - Giám đốc bệnh viện
Điện thoại: 0866.853.585 - 0966.131.212                                              
Email: benhviendkyendinh@gmail.com