Fri, 29/03/2024
Tìm kiếm
Hotline
Cấp cứu: 0866.853.585 - 0966.131.212
Tin Mới

Thư viện ảnh
Thống kê truy cập
00035
Hôm nay: 0225
Hôm qua: 0366
Trong tuần: 1437
Trong tháng: 6912
Tất cả: 19086
Trang chủ >> Tư vấn sức khỏe >> CÁCH PHÒNG NGỪA ĐỘT QUỴ TRONG MÙA LẠNH

Suckhoedoisong.vn - Một nghiên cứu đã cho thấy rằng, khi nhiệt độ giảm 5 độ C, tỷ lệ đột quỵ sẽ tăng thêm 7%. Như vậy, nguy cơ mắc đột quỵ vào mùa đông cao hơn so với các mùa khác. Vậy làm thế nào để phòng tránh đột quỵ khi trời trở lạnh?

Cứ 3 phút lại có 1 ca tử vong do đột quỵ

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đột quỵ là một hội chứng lâm sàng đặc trưng bởi sự khởi phát đột ngột của các triệu chứng tổn thương não (thường là khu trú), tồn tại trên 24 giờ hoặc bệnh nhân tử vong trước 24 giờ. Những triệu chứng thần kinh khu trú phụ thuộc vào vùng não bị tổn thương, loại trừ nguyên nhân chấn thương.

                     

Đột quỵ đứng hàng thứ ba trong số các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay (ảnh minh hoạ)

Đột quỵ là 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong và tàn tật hàng đầu hiện nay. Ước tính, ở nước ta mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Trong đó, hơn 50% người bệnh tử vong và 90% số người sống sót sau đột quỵ phải sống chung với các di chứng về thần kinh và vận động.

Nhiều người cho rằng, đột quỵ chỉ xảy ra ở những người trung niên và cao tuổi, tuy nhiên đó là suy nghĩ sai lầm vì bất cứ độ tuổi nào cũng có thể bị đột quỵ. Đặc biệt, ngày càng có nhiều người trẻ mắc bệnh này. Bệnh xảy ra đột ngột khi dòng máu cung cấp lên não bị ngưng trệ do vỡ hoặc tắc mạch máu, do đó rất khó để kiểm soát. Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ đột quỵ có thể kể đến như: Bệnh lý tim mạch, cholesterol cao, tăng huyết áp, stress kéo dài, đái tháo đường, nhiệt độ thay đổi đột ngột,...

Tỷ lệ đột quỵ gia tăng vào mùa đông

Theo một nghiên cứu thực hiện tại bệnh viện Đại học Jena ở Thuringia, miền trung nước Đức, thời tiết lạnh có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ lên đến 30%.  Nguy cơ này xuất hiện tại tất cả các quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, trong những tháng mùa đông, số lượng bệnh nhân đột quỵ nhập viện được ghi nhận tăng 10-15% so với ngày thường.

Thời tiết lạnh làm gia tăng nguy cơ mắc đột quỵ (ảnh minh hoạ)

Trong một nghiên cứu mang tính bước ngoặt, người ta nhận thấy rằng nhiệt độ giảm 5°C làm tăng tỷ lệ đột quỵ thêm 7%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được lý giải rằng, dưới thời tiết lạnh, mạch máu giảm tính đàn hồi, lòng mạch co lại và hẹp hơn. Đồng thời, khi nhiệt độ xuống thấp, máu có xu hướng cô đặc. Chính hai yếu tố co mạch và máu cô đặc hơn làm tăng nguy cơ hình thành những cục máu đông. Nếu chúng di chuyển lên não và kẹt lại ở khu vực lòng mạch hẹp sẽ làm tắc mạch máu, dẫn tới việc cung cấp máu, dinh dưỡng và oxy lên não bị gián đoạn. Khi đó, các tế bào não không đủ dinh dưỡng và oxy sẽ dần hoại tử. Tình trạng này được gọi là đột quỵ nhồi máu não.

Đặc biệt, người cao tuổi đang ở trong chăn ấm mà đứng dậy sẽ dễ bị nhiễm lạnh, sau đó đi vệ sinh lại thêm một lần mất nhiệt, cơ thể lạnh hơn nữa khiến cho mạch máu co lại, huyết áp tăng cao đột ngột. Tình trạng này dễ dàng dẫn đến các biến cố như vỡ mạch máu não, nhồi máu cơ tim. Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời, người bệnh đột quỵ có thể tử vong hoặc phải gánh chịu những di chứng hết sức nặng nề.

Làm thế nào để phòng ngừa đột quỵ khi trời lạnh?

Để phòng ngừa đột quỵ trong mùa đông, các chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người nên giữ cho cơ thể đủ ấm, hạn chế đi ra ngoài đường khi nhiệt độ quá thấp, tránh những đợt gió lạnh bất thường, không bước ra ngoài ngay khi thức dậy, tránh để cơ thể bị thay đổi nhiệt độ đột ngột, không tắm quá khuya hoặc tắm quá lâu để ngăn ngừa tình trạng sốc nhiệt,...

Mọi người cũng cần lưu ý, khi tỉnh giấc buổi sáng hoặc vệ sinh lúc đêm khuya, không nên ra khỏi chăn và xuống giường ngay lập tức mà cần nằm lại trên giường, vận động nhẹ nhàng từ 3 -5 phút để cơ thể dần thích nghi.

Ăn uống đủ chất để đảm bảo năng lượng cho cơ thể chống rét (ảnh minh hoạ)

Bên cạnh đó, mọi người nên thực hiện chế độ ăn đủ chất để đảm bảo cơ thể có đủ năng lượng chống rét, bổ sung các loại vitamin A, C giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, không quên có những hoạt động rèn luyện thân thể, tập thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe.

 

Trang điện tử thuộc bản quyền của Bệnh viện đa khoa huyện Yên Định
Bệnh viện đa khoa huyện Yên Định
 
Địa chỉ: Thôn Tân Ngữ, xã Định Long, huyện Yên Định, tỉnh Thanh  Hóa
Trưởng ban biên tập: BS CKII. Phạm Văn Bằng - Giám đốc bệnh viện
Điện thoại: 0866.853.585 - 0966.131.212                                              
Email: benhviendkyendinh@gmail.com