Sat, 21/12/2024
Tìm kiếm
Hotline
Cấp cứu: 0866.853.585 - 0966.131.212
Tin Mới

Thư viện ảnh
Thống kê truy cập
14065
Hôm nay: 39726
Hôm qua: 0003
Trong tuần: 234942
Trong tháng: 657249
Tất cả: 4030644
Trang chủ >> Tin tức sự kiện >> CAO ĐIỂM SỐT XUẤT HUYẾT, CẦN CẢNH GIÁC VỚI CÁC DẤU HIỆU NẶNG

🦟Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vaccine phòng bệnh. Bệnh thường gây ra dịch quy mô lớn với nhiều người mắc, làm cho công tác điều trị hết sức khó khăn, gây thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội, thậm chí có thể gây tử vong, nhất là đối với trẻ em. Bệnh lưu hành quanh năm, nhưng nhiều nhất là từ tháng 6 đến tháng 11 hàng năm, lây truyền qua vật trung gian là muỗi vằn.

‼️Từ đầu năm đến nay, tỉnh Thanh Hoá đã ghi nhận 58 ca bệnh mắc sốt xuất huyết, tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2023. Dự báo số ca mắc sốt xuất huyết sẽ còn tiếp tục tăng, nhất là vào các tháng cao điểm là từ tháng 6 đến tháng 11, do thời tiết mùa hè nóng ẩm kèm mưa nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển.

‼️Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), có khoảng 1/ 20 ca bệnh sẽ phát triển thành sốt xuất huyết thể nặng, có thể dẫn đến sốc, chảy máu, tử vong.

Sốt xuất huyết xảy ra ở cả trẻ nhỏ và người lớn

 ⚠️Sốt xuất huyết thể nhẹ: BN thường bắt đầu với các cơn đau mỏi, phát ban, nhức đầu… và đi kèm với triệu chứng sốt cao từ 39 đến 40 độ. Cơn sốt sẽ kéo dài từ 2 đến 7 ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm hay rất khó hạ sốt.

⚠️Sốt xuất huyết thể nặng: Sốt cao lên đến 39 hoặc 40 độ C, cơn sốt xuất hiện đột ngột, khó hạ và kéo dài từ 2 đến 7 ngày. Và kèm theo các triệu chứng như: Xuất hiện hiện tượng xuất huyết ngoài da, chảy máu cam và máu chân răng, ói ra máu, đi cầu phân đen… Xuất hiện các triệu chứng do hạ huyết áp như cảm giác đau bụng dữ dội, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã… Ở dạng sốt này nếu không điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến nguy cơ tử vong.

⚠️Theo chuyên gia, khi sốt cao đột ngột, liên tục không giảm, đau đầu, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để khám, tránh tự ý uống thuốc và truyền dịch tại nhà. Có thể uống Paracetamol để hạ sốt và làm dịu cơn đau, song cũng cần tham vấn bác sĩ về thời gian và liều lượng thuốc để tránh tác hại nếu dùng quá nhiều. Tuyệt đối không uống Aspirin hoặc Ibuprofen vì hai thuốc này có thể tăng nguy cơ xuất huyết.

⚠️Đặc biệt, bệnh nhân cần nhập viện gấp khi có dấu hiệu lạnh chân tay, sốt cao, yếu mạch, viêm họng, khó thở…

Trang điện tử thuộc bản quyền của Bệnh viện đa khoa huyện Yên Định
Bệnh viện đa khoa huyện Yên Định
 
Địa chỉ: Thôn Tân Ngữ, xã Định Long, huyện Yên Định, tỉnh Thanh  Hóa
Trưởng ban biên tập: BS CKII. Phạm Văn Bằng - Giám đốc bệnh viện
Điện thoại: 0866.853.585 - 0966.131.212                                              
Email: benhviendkyendinh@gmail.com