Thu, 25/04/2024
Tìm kiếm
Hotline
Cấp cứu: 0866.853.585 - 0966.131.212
Tin Mới

Thư viện ảnh
Thống kê truy cập
00185
Hôm nay: 0339
Hôm qua: 0447
Trong tuần: 1986
Trong tháng: 21204
Tất cả: 40857
Trang chủ >> Bác sĩ của bạn >> PHÒNG NGỪA CÁC BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP

PHÒNG NGỪA CÁC BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP

---------------------------------

Tăng huyết áp (THA) là bệnh lý tim mạch nguy hiểm được xem như “kẻ giết người thầm lặng” vì toàn bộ sự tiến triển của bệnh thường diễn ra âm thầm không có triệu chứng cảnh báo trước, khi phát hiện bệnh thì bệnh đã nặng với nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Hình ảnh: Bệnh nhân đang được đo HA tại Bệnh viện đa khoa huyện Yên Định

Triệu chứng cảnh báo bệnh tăng huyết áp

Những triệu chứng thường gặp của THA là: Choáng váng, nhức đầu; mất ngủ, chóng mặt, ù tai, hoa mắt; khó thở, đau tức ngực, hồi hộp; đỏ mặt, buồn nôn. Tuy nhiên đa số người mắc bệnh THA không có triệu chứng gì và phần lớn người THA thậm chí còn không biết mình bị bệnh. Các triệu chứng kể trên thường chỉ xuất hiện khi bệnh đã tiến triển nặng.

Một số biến chứng chính của tăng huyết áp gồm:

-Các biến chứng về tim: Cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim…

-Các biến chứng về não: Xuất huyết não, nhũn não, bệnh não do THA…

-Các biến chứng về thận: Phù, suy thận…

-Các biến chứng về mắt: Mờ mắt, xuất huyết, xuất tiết và phù gai thị.

-Các biến chứng về mạch máu: Phình hoặc phình tách thành động mạch, các bệnh động mạch ngoại vi…

Các biện pháp phòng biến chứng bệnh tăng huyết áp

Để phòng các biến chứng nguy hiểm từ bệnh THA, người bệnh cần thực hành lối sống lành mạnh và tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Thực hiện lối sống lành mạnh gồm các biện pháp:

-Chế độ dinh dưỡng hợp lý

+ Đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng; giảm ăn mặn (< 5 gam muối hay 1 thìa cà phê muối mỗi ngày)

+ Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi; hạn chế thức ăn có nhiều chất béo có hại (thức ăn nhanh, các loại đồ nướng, bánh ngọt…)

+Tích cực giảm cân (nếu quá cân), duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 22,9 kg/m2; cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90 cm ở nam và dưới 80 cm ở nữ

+ Hạn chế uống rượu, bia; ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá, thuốc lào

+ Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày

+ Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần có chế độ thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý; tránh bị lạnh đột ngột.

Các biện pháp này được áp dụng cho mọi bệnh nhân để ngăn ngừa bệnh tiến triển và giảm được số đo huyết áp, đưa chỉ số huyết áp về số huyết áp mục tiêu, giảm số thuốc cần dùng.

Bên cạnh đó, người bệnh cần tuân thủ điều trị, uống thuốc đúng, đủ liều, đồng thời cần tái khám theo đúng chỉ định của của bác sĩ để phát hiện sớm các biến chứng cũng như tác dụng phụ của thuốc.

 

Trang điện tử thuộc bản quyền của Bệnh viện đa khoa huyện Yên Định
Bệnh viện đa khoa huyện Yên Định
 
Địa chỉ: Thôn Tân Ngữ, xã Định Long, huyện Yên Định, tỉnh Thanh  Hóa
Trưởng ban biên tập: BS CKII. Phạm Văn Bằng - Giám đốc bệnh viện
Điện thoại: 0866.853.585 - 0966.131.212                                              
Email: benhviendkyendinh@gmail.com